1. CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
Nhà nước: Nhà nước liên bang dân chủ nghị viện từ năm 1949
Thủ đô: Berlin, 3,4 triệu dân
Quốc kỳ: Ba vạch ngang đen, đỏ, vàng
Quốc huy: Biểu tượng con đại bang
Quốc ca: Đoạn ba „Bài ca của người Đức“ của August Heinrich Hoffmann von Fallersleben theo nhạc của bản „Quốc ca Hoàng đế“ của Joseph Haydn
Ngày Quốc khánh: 3.10, Ngày Thống nhất nước Đức
Múi giờ: CET/CEST
Tiền tệ: Đức thuộc khu vực đồng Euro, 1 Euro = 100 Cent
Mã vùng điện thoại: +49
Miền Internet-TLD: .de (một trong 10 tên miền được dùng nhiều nhất)
Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Đức. Tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ của khoảng 100 triệu người. Tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ được dùng nhiều nhất trong Liên minh châu Âu
2. Địa lý
Đức là một nhà nước liên bang gồm 16 bang. Các bang có quyền lực nhà nước riêng, tuy chỉ ở mức hạn chế
Vị trí:Trung Âu
Diện tích:357021 qkm
Đường biên giới: 3757 km
Bờ biển: 2389 km
Những nước láng giềng: Đức nằm giữa trái tim châu Âu và được bao bọc bởi 9 nước láng giềng: Pháp, Thụy Sĩ, Áo, Séc, Ba Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxemburg
Đỉnh núi cao nhất : 2963 m
Những con sông dài nhất: Rhein 865 km, Elbe 700 km, Donau 647 km (đoạn chảy qua nước Đức)
Những thành phố lớn nhất: Berlin 3,4 triệu dân, Hamburg (1,7 Mio.), München (1,3 Mio.), Köln (1,0 Mio.), Frankfurt am Main (676000)
Cảnh quan: Trải dài từ Biển Bắc và Biển Ban Tích ở miền Bắc đến dãy núi Alpen ở miền Nam, về địa lý nước Đức được chia ra thành các vùng đồng bằng Bắc Đức, vùng núi trung du, vùng núi Alpen Nam Đức và vùng núi Alpen Bayern.
Khí hậu: Vùng khí hậu ôn đới đại dương/lục địa với thời tiết thường xuyên thay đổi và hướng gió chủ yếu là gió Tây
3. Dân cư
Dân số: Dân số của Đức là 82 triệu người (trong đó gần 42 triệu là phụ nữ). Khoảng 6,7 triệu người nước ngoài sống ở Đức. (chiếm 8,2% dân số)
Cơ cấu tuổi: 14% dưới 15 tuổi, 20% trên 65 tuổi
Tuổi thọ: Với tuổi thọ trung bình của nam giới 77 tuổi và nữ giới 82 tuổi thì tuổi thọ trung bình của Đức nằm trên mức trung bình của các nước OECD
Mức độ đô thị hóa: 89% dân cư sống trong đô thị và các trung tâm lớn. Đức có 81 thành phố lớn với dân số trên 100.000 người
Tôn giáo: Khoảng 52 triệu người theo đạo thiên chúa, ước tính khoảng 4 triệu người theo đạo Hồi, 235.000 người theo đạo Phật, 106.000 người theo đạo Do Thái. Luật cơ bản bảo đảm tự do tôn giáo. Không có nhà thờ của nhà nước
4.Hệ thống chính trị
Lập pháp: Hệ thống hai Viện: Bên cạnh Quốc hội Liên bang là Hội đồng Liên bang gồm đại diện của chính phủ các bang để thể hiện lợi ích các bang trong công tác lập pháp
Xây dựng nhà nước: Đức là một nhà nước liên bang gồm 16 bang có hiến pháp, quốc hội và chính phủ riêng. Quyền lực nhà nước cao nhất nằm trong tay liên bang. Các bang đại diện tại Liên bang và tham gia công tác lập pháp của liên bang thông qua Hội đồng Liên bang
Quyển bầu cử: Quyền bầu cử phổ thông, bình đẳng và bí mật của công dân từ 18 tuổi (trong bầu cử địa phương có khi từ 16 tuổi), Quốc hội Liên bang bầu 4 năm một lần
Thủ tướng Liên bang: TS. Angela Merkel (CDU) từ năm 2005
Hệ thống đảng phái:Hệ thống đa đảng, các đảng có vị trí đặc biệt do hiến pháp quy định, được nhà nước hỗ trợ tài chính, chỉ Tòa án hiến pháp liên bang được phép cấm đảng
Các đảng đại diệntrong Quốc hội liên bang: Liên minh dân chủ thiên chúa giáo (CDU), Liên minh xã hội thiên chúa giáo (CSU), Đảng dân chủ tự do (FDP), Đảng xã hội dân chủ Đức (SPD), Đảng cánh tả, Liên minh 90/Đảng Xanh (Đảng Xanh)
Hệ thống pháp luật:Đức là một nhà nước pháp quyền xã hội, áp dụng các nguyên tắc phân chia quyền lực và hợp pháp của bộ máy hành chính. Mọi cơ quan nhà nước đều tuân thủ trật tự hợp hiến
5. Nước Đức tong thế giới
Hợp tác quốc tế: Nước Đức cùng với các đối tác châu Âu và bên kia bờ Đại tây dương tích cực phấn đấu cho hòa bình, dân chủ và quyền con người trên khắp thế giới. Đức là thành viên của các tổ chức quan trọng của châu Âu và quốc tế
Liên minh châu Âu: Cộng hòa Liên bang Đức là thành viên sáng lập Liên minh châu Âu (EU). Đức đóng góp 26,6 tỉ Euro, khoảng 20% ngân sách EU và như vậy là nước đóng góp nhiều nhất
Liên hiệp quốc: Từ 1973 Đức là thành viên Liên hiệp quốc (UNO). Đức đóng góp hơn 8% ngân sách thường kỳ của UNO và như vậy là nước đóng góp lớn thứ ba. Đức là nước có cơ quan của UNO: từ 1996 thành phố Bonn mang danh hiệu „Thành phố UNO“ và là nơi 19 cơ quan của UNO đặt trụ sở
Các tổ chức và liên minh khác: Đức là thành viên của Liên minh phòng thủ NATO (từ năm 1955), của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), của ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
Bộ Ngoại giao: Bộ Ngoại giao có trụ sở ở Berlin và một mạng lưới 229 cơ quan đại diện ở nước ngoài. Bộ Ngoại giao đại diện cho nước Đức trên khắp thế giới. Hiện nay Đức có quan hệ ngoại giao với hơn 190 nước
Hoạt động ở nước ngoài:Quân đội Đức tích cực tham gia các hoạt động ở nước ngoài, trong đó có các chiến dịch nhằm gìn giữ hòa bình, nhân đạo và ổn định tình hình được UNO ủy nhiệm và trong khuôn khổ NATO và EU
6. Kinh tế
Năng lực kinh tế: Nước Đức là nền kinh tế quốc dân lớn nhất EU và thứ tư thế giới.Với Tổng thu nhập quốc nội (BIP) lớn nhất và dân số đông nhất EU,Nước Đức là thị truờng quan trọng nhất châu Âu.Tổng thu nhập quốc nội là 2.407,2 tỷ Euro (2009).
Cơ cấu: Bên cạnh các tập đoàn danh tiếng quốc tế,khối doanh nghiệp loại vừa đóng vai trò hạt nhân của nền kinh tế Đức.Khoảng 70 % lao động làm việc trong các doanh nghiệp loại vừa.
Những ngành quan trọng: Chế tạo ô tô,chế tạo máy,kỹ thuật điện tử,hóa học,công nghệ môi trường,cơ khí chính xác,quang học,kỹ thuật y học,công nghệ sinh học gien,công nghệ Nano,không gian vũ trụ,logistik.
Địa điểm đầu tư: Nước Đức là địa điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.500 hãng lớn nhất thế giới hiện đâng có mặt tại Đức với 45.000 doanh nghiệp.Tổng giá tri đầu tư nước ngoài (hiện trạng năm 2007) : 630 tỷ US-Dollar
Cơ sở hạ tầng: Nước Đức có cơ sở hạ tầng phát triển cao và năng động.Mạng lưới đường sắt dài khoảng 41.000 km,đường tầu điện 230.000 km.Đức là một trong những nước có mạng lưới thông tin và điện thoại hiện đại nhất thế giới.
7. Nghiên cứu và phát triển
Đăng ký bản quyền: Trong các quốc gia châu Âu Đức giữ vị trí số 1 về đăng ký bản quyền phát minh. Với 6.200 trong số gần 52.000 bản quyền trên thế giới đăng ký tại nước gốc và một trong ba khu vực Mỹ, Nhật hoặc EU, Đức cùng với Nhật và Mỹ là ba nước có nhiều phát minh mới nhất thế giới.
Các cơ sở nghiên cứu đỉnh cao: Từ năm 1948 đến nay 17 giải thưởng Nobel đã được trao cho các nhà khoa học của Hội Max-Planck. Ngoài ra nổi tiếng trên thế giới còn có: Hội Fraunenhofer trong nghiên cứu ứng dụng, Hội Leibnitz với phạm vi nghiên cứu rộng lớn, cũng như Hội Helmholtz với 16 cơ sở nghiên cứu khoa học lớn hàng đầu thế giới
8. Truyền thông
Tự do chính kiến: Luật cơ bản bảo đảm quyền tự do báo chí và tự do chính kiến
Báo chí: Khoảng 350 tờ nhật báo vói tổng số phát hành là 24 triệu bản và đến được với 71% dân số. Hãng thông tấn xã Đức (dpa) là hãng thông tấn xã lớn thứ tư thế giới
Tạp chí: 1.500 tạp chí, trong đó có „Der Spiegel“, „Stern“, „Focus“
Internet: “73% gia đình và 96% doanh nghiệp (với hơn 10 nhân công) nối mạng internet, 79% các doanh nghiệp này có trang Web riêng
Truyền thanh, truyền hình: Hệ thống hai thành viên: Bên cạnh các đài phát thanh, truyền hình công lập (chi phí từ nguồn thu cước phí) là ARD và ZDF còn có các đài tư nhân (chi phí từ nguồn quảng cáo). ZDF là hãng lớn nhất châu Âu. Đài phát thanh, truyền hình đối ngoại là Deutsche Welle (DW-TV, DW-Radio, DW.de)
9. Hệ thống xã hội
An sinh xã hội: Đức có một mạng lưới rất phát triển của các hệ thống an sinh xã hội (bảo hiểm hưu trí, y tế, chăm sóc và thất nghiệp) do người lao động và bên sử dụng lao động cùng đóng bảo hiểm
Y tế: Hầu hết người dân ở Đức được bảo hiểm y tế. Với mức chi ngân sách cho y tế chiếm 10,4% (tính trên GDP) thì Đức có mức chi trên mức trung bình của các nước OECD là 8,9%
10. Đất nước đại học
Trường đại học: Tại Đức có khoảng 370 trường đại học, trong đó có 140 trường sinh viên tốt nghiệp xong được phép làm tiếp tiến sĩ và khoảng 200 trường đại học chuyên ngành. Trong số 2 triệu sinh viên gần một nửa là nữ. Việc thu học phí được điều chỉnh khác nhau. Tại 5 bang học phí được thu khoảng 500 Euro một học kỳ đối với sinh viên học đại học lần đầu; ở hầu hết các bang học phí được thu đối với sinh viên học dài hạn và học đại học lần thứ hai.
Sinh viên nước ngoài:Tại các trường đại học Đức có khoảng 240.000 sinh viên quốc tế nhập học. Như vậy sau Mỹ và Anh, Đức là nước được các sinh viên nước ngoài thích đến học nhất.
Bằng cấp: Bachelor, Master, Thi quốc gia, Diplom, Magister, Tiến sĩ
11. Văn hóa
Truyền thống: Những nhà văn, nhạc sĩ, nhà triết học người Đức như Goethe, Schiller, Bach, Beethoven, Kant và Hegel giữ một vị trí quan trọng
Nguyên tắc liên bang trong văn hóa: Cơ cấu liên bang của Đức và thẩm quyền văn hóa của các bang bảo đảm sự đa dạng của các cơ sở văn hóa trong cả nước và một môi trường văn hóa phong phú. Thủ đô Berlin đặc biệt hấp dẫn với ba nhà hát nhạc kịch, 120 bảo tàng, hơn 50 nhà hát và một môi trường nghệ thuật sống động, hấp dẫn cả các nghệ sĩ trẻ nước ngoài.
Các cơ sở văn hóa: 6.200 bảo tàng (trong đó 630 bảo tàng nghệ thuật), 820 địa điểm biểu diễn (kể cả nhà hát âm nhạc và nhà hát nhạc kịch), 130 dàn nhạc chuyên nghiệp, 8.800 thư viện
Liên hoan nghệ thuật: Liên hoan Richard-Wagner tại Bayreuth, Liên hoan Bach tại Leipzig, Cuộc gặp gỡ tại Berlin của những người làm sân khấu, Liên hoan phim quốc tế Berlin (Berlinale)
Sách: Hàng năm 94.300 đầu sách, trong đó 83.400 đầu sách xuất bản lần đầu
Di sản thế giới được UNESCO công nhận: Đức có 33 di sản văn hóa và thiên nhiên được UNESCO bảo vệ và công nhận là di sản thế giới
12. Môi trường
Bảo vệ thiên nhiên: Đức có khoảng 48.000 loài động vật và 24.000 loài thực vật bậc cao, rêu, nấm, địa y và tảo. Ở Đức bảo vệ thiên nhiên là một mục tiêu chính thức của nhà nước và từ năm 1994 được quy định trong Luật cơ bản
Bảo vệ khí hậu: Từ năm 1990 tới nay Đức đã cắt giảm được gần 24% lượng khí thải nhà kính của mình, và như vậy đã thực hiện trên mức cam kết của Đức trong Nghị định thư Kyoto. Với chương trình năng lượng và bảo vệ khí hậu, Đức muốn đến năm 2020 sẽ giảm 40% lượng CO2 phát thải so với năm 1990. Với mục tiêu tự đặt ra này nước Đức dẫn đầu thế giới về mục tiêu bảo vệ khí hậu
Hỗn hợp năng lượng: Dầu khoáng là nguồn năng lượng quan trọng nhất chiếm tỷ lệ hơn một phần ba, tiếp theo là khí đốt, than nâu, than đá và năng lượng hạt nhân. Năng lượng tái tạo như năng lượng gió, nước, sinh khối hoặc quang năng chiếm hơn 10% tổng tiêu thụ năng lượng của Đức
Năng lượng gió: Đức sản xuất khoảng 14% năng lượng từ gió trên toàn cầu và như vậy là nước sản xuất năng lượng gió lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Mỹ
Năng lượng mặt trời: Với tổng sông suất lắp đặt 17.300 MW quang năng thì Đức xếp số 1 thế giới về quang năng trên Tây Ban Nha và Nhật Bản
13. Cuộc sống hiện đại
Ẩm thực Đức: Tuy không có „ẩm thực Đức“ thống nhất, nhưng có nhiều đặc sản của từng vùng, từ cá hương vùng Kiel đến xúc xích trắng chấm mù tạt ngọt vùng München. Đặc sản từng vùng cũng đóng vai trò quan trọng trong thực đơn của các đầu bếp danh tiếng Đức. Quyển „Guide Michelin 2010“ – một cẩm nang nhà hàng nổi tiếng – đưa hơn 200 nhà hàng Đức vào danh mục những „nhà hàng nhiều sao“. Sau Pháp, Đức là nước có nhiều nhà hàng 3 sao nhất. Những thành phố ẩm thực hàng đầu là Berlin và Hamburg. Trong số các đầu bếp danh tiếng của Đức có Harald Wohlfahrt và Dieter Müller. Từ năm 2009 Juliane Caspar người Đức là phụ nữ nước ngoài đầu tiên trở thành tổng biên tập quyển „Guide Michelin“ của nước Pháp.
Thực phẩm sinh thái: Canh tác nông nghiệp sinh thái ngày càng được nhiều chủ nông Đức áp dụng hơn. Từ năm 1996 đến 2008 số xí nghiệp, trang trại sản xuất theo tiêu chí sinh thái đã tăng từ 7.400 lên 19.800. Trong các siêu thị và cửa hàng kiểu mới ở Đức có hơn 56.000 sản phẩm được đóng dấu sinh học của nhà nước giành cho hàng hóa có xuất sứ từ nông nghiệp sinh thái. Dấu sinh học được cấp theo những tiêu chí sinh thái rất ngặt nghèo: thực phẩm không bị xử lý bằng hóa chất bảo vệ thực vật hoặc bị biến đổi gien và chỉ được phép nhập từ những cơ sở chăn nuôi đúng quy cách.
Vang Đức: Vang Đức phát triển ở 13 vùng trồng nho, nơi nhiều giống nho đặc trưng cho từng vùng được trồng trên tổng diện tích hơn 100.000 hecta. Trừ vùng trồng nho ở Sachsen và Saale-Unstrut nằm ở miền Đông, các vùng trồng nho của Đức chủ yếu tập trung ở miền Tây Nam và miền Nam Đức. Có gần 140 giống nho được trồng. Tuy nhiên chỉ khoảng hơn hai chục giống có giá trị trên thị trường, trong đó nổi bật lên là giống nho Riesling và Müller-Thurgau để cất vang trắng. Vang do Đức sản xuất gồm hai phần ba vang trắng và một phần ba vang đỏ. Hơn hai trăm triệu lít trong tổng sản lượng một nghìn triệu lít vang hàng năm được xuất khẩu chủ yếu đi Mỹ, Anh và Hà Lan.
Vùng trồng nho ở Đức: • Ahr • Baden • Franken • Hessische Bergstraße • Mittelrhein • Mosel-Saar-Ruwer • Nahe • Pfalz • Rheingau • Rheinhessen • Saale-Unstrut • Sachsen • Württemberg
Cơ quan trung ương quảng bá du lịch Đức:Cơ quan trung ương quảng bá du lịch Đức (DZT) là cơ quan quốc gia về du lịch của Đức có trụ sở tại Frankfurt bên sông Main. Thông qua 6 chi nhánh vùng và 29 văn phòng đại diện và đại lý ở nước ngoài cơ quan này lập kế hoạch, điều phối và thực hiện các hoạt động tiếp thị và giao dịch du lịch ở nước ngoài.
Vườn quốc gia: Phần lớn 14 vườn quốc gia của Đức nằm ở miền Bắc Cộng hòa liên bang Đức. Tất cả đều có đặc điểm nổi bật là có một thiên nhiên, cảnh quan độc đáo và phục vụ việc bảo tồn tính đa dạng tự nhiên của các loài động, thực vật quý hiếm. Vườn quốc gia lớn nhất là Vườn quốc gia vùng doi đất ven biển ở Schleswig-Holstein rộng 441.000 hecta. Vườn nhỏ nhất là Vườn quốc gia Jasmund có những núi đá vôi nổi tiếng trên đảo Rügel rộng 3.003 hecta.
Trường kiến trúc Bauhaus: Bauhaus (1919–1933) là trường nghệ thuật, tạo hình và kiến trúc nổi tiếng nhất của phong cách hiện đại cổ điển. Trường được Walter Gropius thành lập tại Weimar, sau chuyển đến Dessau. Các nghệ sĩ và kiến trúc sư của trường phái Bauhaus tạo nên một ngôn ngữ hình thể mới, mạch lạc, mang tính thời đại và vẫn còn gây nhiều ảnh hưởng cho đến ngày nay. Những đại diện nổi tiếng nhất của Bauhaus phải kể đến Ludwig Mies van der Rohe, Lyonel Feininger, Oskar Schlemmer và Sophie Taeuber-Arp.
Không có nhận xét nào